Giờ ăn trưa đã điểm, lấp đầy chiếc “bụng rỗng” bằng một nồi cơm niêu thơm ngon – chất lượng…
Giảm ngay 10% hóa đơn đồ buổi trưa và 5% hoá đơn đồ buổi tối cho khách hàng đặt bàn trước.
GIẢM GIÁ 10% CHO KHÁCH HÀNG ĐẶT BÀN TRƯỚC QUA ĐIỆN THOẠI HOẶC QUA FACEBOOK CỦA NHÀ HÀNG
MIỄN PHÍ 1 ĐỒ UỐNG BẤT KỲ (NƯỚC NGỌT/NƯỚC SUỐI) CHO MỖI THỰC KHÁCH
Luôn mong muốn mang đến những trải nghiệm trọn vẹn và an tâm nhất cho khách hàng, F18 cam kết…
Những khách hàng “sành” ăn tại Nam Định không ai mà không biết đến thương hiệu Nhà hàng Bia –…
Trên các tuyến phố của thủ đô đã có nhiều cửa hàng phở với tấm biển đề giản dị: Phở gia truyền Nam Định. Vậy, phở gia truyền Nam Định có nguồn gốc từ đâu? “Phở Cồ” có nghĩa là gì?
Ngay cửa vào là góc dành cho những “nghệ nhân nấu phở”, tiếng đập thái lách cách, loẹt xoẹt nghe thật vui tai, khói bốc lên nghi ngút từ hai chiếc “nồi inox” cao trên một mét. Đây là điểm khác biệt của các cửa hàng phở Nam Định. Mùi thơm của gia vị, của hành tươi, của thịt bò, của phở lan toả trong khoảng không gian rộng.
Các địa danh: chợ Rồng, ngõ Văn Nhân, phố Hàng Thao, phố Bắc Ninh,… là phố hàng ăn đều gắn với các đặc sản: gạo tám Xuân Đài, nếp Quần Liêu, rượu vọc, lụa tơ tằm, chuối ngự Đại Hoàng, nước mắm Sa Châu,… và nhiều thức ăn ngon khác, trong đó không thể thiếu món phở.
Những cửa hàng ăn có tiếng một thời trên đất Thành Nam như Quảng Nguyên, Hưng Nguyên, Quốc Nguyên đều là của người họ Cù (Cồ), họ Chu, quê gốc làng Dao Cù.
Qua cầu Đò Quan, rẽ phải khoảng 14 km ta đến với cái nôi của nghề phở nổi tiếng cả nước đó là xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, nơi có 3 làng nghề chuyên làm phở: Vân Cù, Tây Lạc và Giao Cù.
Không chỉ Nam Trực mà ở Nghĩa Hưng cũng làm bánh phở. Bốn làng phở xứ Nam liền khoảnh xuôi dòng Ninh Cơ. Đến đó hỏi họ Cồ, họ Vũ… ai cũng biết.
Nơi đây được coi là thuỷ tổ của nghề phở. Ở đây là làng nghề làm phở nhiều nhất, lâu năm nhất và “độc quyền” với món phở bò.
Ngày xưa làm bánh phở phải chọn thứ gạo mùa, gạo chiêm từ vụ trước, để cho hết nhựa, đem nghiền bằng cối xay đá. Có như thế bột mới trắng, mới dai, đem tráng mỏng trên nồi nước quạt than củi cho chín nục. Thời đó ngay chọn gạo để làm bánh phở cũng chỉ đích danh thứ gạo tấm vì hạt gạo gãy 2/3, làm rất dai, trắng và thơm nục.
Còn thịt bò để làm phở là súc thịt lấy từ con bò trưởng thành, nặng khoảng 3- 4 tạ/con. Loại ấy xả thị chỉ còn khoảng 2,5 tạ thịt, xương cốt mới cho được thứ nước ngọt của tuỷ, ngọt cốt, ngọt tịnh chứ không phải ngọt của mì chính …Muốn có nồi nước dùng trong luộc nước đầu, vớt ra rửa sạch, sau đó mới lấy làm nước dùng, vì thế không có váng và trong veo.
Nước phở càng ngọt, càng trong bao nhiêu thì phở càng ngon bấy nhiêu. Đặc biệt cần lưu ý là hạn chế cho muối vào nước phở, vì cho muối nhiều thì nước phở sẽ bị chát. Chỉ cần cho muối thật ít để giữ được vị mặn, thay cho muối là nước mắm. Nước mắm phải là loại thơm ngon để giữ được độ trong của nước phở. Ngược lại nếu nước mắm không ngon, hay có màu thì nước phở sẽ bị gắt, bị vẩn đục và kém ngọt.
Để cho nước phở ngon hơn khi hầm nhừ xương thì hãy cho ít gừng, ít sá sùng, hành khô….Ngay cả luộc thịt cũng là một “nghệ thuật” không hề đơn giản. Thịt bò làm phở phải tươi sống và rửa thật sạch. Khi luộc thịt bò, nước sôi và có nhiều bät nổi lên thì phải vớt hết bọt ra để thịt bò khỏi bị chát. Thịt chín rồi thì không được vớt ra ngay mà phải để nguyên trong nồi khoảng một tiếng, sau đó vớt ra treo lên cao cho khô nước rồi mới cho gia vị vào ướp. Làm như vậy thịt bò mới thơm ngon mà không bị bở.
Ở xã Đồng Sơn, ngoài họ Cồ chiếm số đông thì còn nhiều họ khác nữa cũng làm bánh phở như: Họ Vũ, họ Phan, họ Đoàn, họ Nguyễn….tất cả đều làm nên thương hiệu phở gia truyền Nam Định.
Tọa lạc tại vị trí trung tâm TP.Nam Định. F18 Restaurant là nhà hàng bia và hải sản có quy mô lớn nhất và sang trọng bậc nhất đất Thành Nam!